Astrology.vn - Bàn về Đức: luân lý xã hội ngày một xuống dần, từ Đạo Đức đến Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… Chương này quan trọng, Lão Tử nói về sự suy vi của đạo đức tới chính sách hữu vi, dùng trí xảo. Nếu ông được thấy phái Pháp gia thì chắc ông còn chê hơn nữa và sau “thất nghĩa nhi hậu lễ” tất đã thêm: “thất lễ nhi hậu pháp”.

 

Nguyên Văn Hán Tự

, ; , .

;   .

; .

, .

, , , .

,   , .

,   .

, , , .

.

 

Dịch Hán Việt

Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức; hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức.

Thượng đức vô vi nhi vô dĩ vi; hạ đức vô vi nhi hữu dĩ vi.

Thượng nhân vi chi nhi vô dĩ vi; thượng nghĩa vi chi nhi hữu dĩ vi.

Thượng lễ vi chi nhi mạc chi ứng, tắc nhương tí nhi nhưng chi.

Cố thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ.

Phù lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ.

Tiền thức giả đạo chi hoa, nhi ngu chi thủy.

Thị dĩ đại trượng phu xử kì hậu, bất cư kì bạc, xử kì thực, bất cư kì hoa.

Cố khứ bỉ thủ thử.

 

Dịch nghĩa

Người có đức cao thì [thuận theo tự nhiên] không có ý cầu đức, cho nên có đức; người có đức thấp thì có ý cầu đức, cho nên không có đức.

Người có đức cao thì vô vi [không làm] mà không có ý làm [nghĩa là không cố ý vội vì cứ thuận theo tự nhiên]; người có đức thấp cũng vô vi, mà có ý làm [nghĩa là cố ý vô vi].

Người có đức nhân cao thì [do lòng thành mà] làm điều nhân, chứ không có ý làm [không nhắm một mục đích gì]; người có lòng nghĩa cao thì làm điều nghĩa mà có ý làm [vì so sánh điều nên làm - điều nghĩa - với điều không nên làm]; người có đức lễ cao thì giữ lễ nghi, và nếu không được đáp lại thì đưa cánh tay ra kéo người ta bắt phải giữ lễ nghi như mình.

Cho nên đạo mất rồi sau mới có đức (đức ở đây hiểu theo nghĩa nguyên lí của mỗi vật), đức mất rồi sau mới có nhân, nhân mất rồi sau mới có nghĩa, nghĩa mất rồi sau mới có lễ.

Lễ là biểu hiện sự suy vi của sự trung hậu thành tín, là đầu mối của sự hỗn loạn.

Dùng trí tuệ để tính toán trước, thì [mất cái chất phác] chỉ là cái lòe loẹt [cái hoa] của đạo, mà là nguồn gốc của ngu muội.

Cho nên bậc đại trượng phu [người hiểu đạo] giữ trung hậu thành tín mà không trọng lễ nghi, giữ đạo mà không dùng trí xảo, bỏ cái này mà giữ cái kia.

 

Luận giải

Câu đầu có người dịch là: đức mà cao là không có đức, bởi vậy mới có đức. Chữ đức thứ nhất và thứ ba là đức hiểu theo Lão tử; còn chữ đức thứ nhì hiểu theo Nho gia, trỏ nhân, nghĩa, lễ.

Câu thứ hai, có sách chép là: “Thượng đức vô vi nhi vô bất vi; hạ đức vi chi nhi hữu bất vi”: người có đức cao thì không làm mà không gì không làm; người có đức thấp thì làm mà kết quả là có nhiều điều làm không được.

Đoạn cuối, hai chữ “tiền thức” có người hiểu là bậc tiên tri, tiên giác.

Chương này quan trọng, nói về sự suy vi của đạo đức tới chính sách hữu vi, dùng trí xảo. Lão tử chê chủ trương trọng nhân, nghĩa, lễ, trí của Khổng giáo. Nếu ông được thấy bọn pháp gia thì chắc ông còn chê hơn nữa và sau “thất nghĩa nhi hậu lễ” tất đã thêm: “thất lễ nhi hậu pháp”.

 

(theo: thaicucthieugia.com)

 

   Đạo LãoLão Tử Đạo Đức Kinh - Astrology.vn - About us

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 37 - VI CHÍNH 老子 道德經

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 36 - VI MINH 老子 道德經

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 35 - NHÂN ĐỨC 老子 道德經

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 34 - NHIỆM THÀNH 老子 道德經

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 33 - BIỆN ĐỨC 老子 道德經