Astrology.vn - Phần này luận về cái sự Vinh Nhục của con người. Nêu rõ Nhân Quả căn nguyên của nó. Trong cuộc sống, ai cũng muốn cầu được Vinh và tránh bị Nhục. Nhưng mấy ai ở đời hiểu được cái lẽ nhân quả của Nhục Vinh. Nếu hiểu thấu thì có thể “trị thiên hạ” được ru.
 

 

Nguyên văn Hán tự

,   .

? ,   ,   ,   ,   若驚.

?  ,   ,  ,   ?

故貴以身爲天下, 若可寄天下; 愛以身爲天下, 若可託天下.

 

Dịch Hán Việt

Sủng nhục nhược kinh, quí đại hoạn nhược thân.

Hà vị sủng nhục nhược kinh? Sủng vi thượng, nhục vi hạ, đắc chi nhược kinh, thất chi nhược kinh, thị vị sủng nhục nhược kinh.

Hà vị quí đại hoạn nhược thân? Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân, cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn?

Cố quý dĩ thân vi thiên hạ, nhược khả kí thiên hạ; ái dĩ thân vi thiên hạ, nhược khả thác thiên hạ.


Dịch nghĩa

Người đời được vinh hay bị nhục thì lòng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn.

Tại sao vinh, nhục sinh ra rối loạn? Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng (mừng rỡ mà) rối loạn, mất thì lòng (rầu rĩ mà) rối loạn; cho nên bảo là vinh nhục sinh ra rối loạn.

Tại sao sợ vạ lớn mà sinh ra rối loạn? Chúng ta sở dĩ sợ vạ lớn là vì ta có cái thân. Nếu ta không có thân (quên mình có thân đi) thì còn sợ gì tai vạ nữa.

Cho nên người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ thì có thể giao thiên hạ cho người đó được. Người nào vui vẻ đem thân mình phục vụ thiên hạ thì có thể gởi thiên hạ cho người đó được.

 

Luận giải

Chương này tối nghĩa, nhiều nhà cho là chép sai hoặc thiếu sót nên đã hiệu đính và chú thích;  nhưng vẫn chưa có bản nào làm cho chúng ta thỏa mãn: nếu không gượng gạo, gò ép thì lại mắc cái lỗi không thông, dưới mâu thuẫn với trên hoặc có một vài ý mâu thuẫn với chủ trương của Lão tử. Dư Bồi Lâm đã gắng sức chú thích cho ý nghĩa được nhất quán, và dưới đây chúng ta tạm theo thuyết của ông.

Đại ý ông bảo: Hai chữ nhược trong câu đầu nghĩa như chữ nãi (thời xưa hai chữ đó đọc giống nhau, nên dùng thay nhau), nghĩa là bèn, thì, do đó mà... Nhiều người không hiểu vậy, giảng là như tối, hoặc sửa lại là chữ giả, như vậy vô nghĩa. Chữ quí nghĩa là coi trọng, tức sợ (theo Hà Thượng Công); còn chữ thân với chữ kinh ở trên là “hỗ bị ngữ” 互備語 tức những chữ làm đủ nghĩa lẫn nhau, đọc chữ sau thì phải coi ngược lên chữ trước mới thấy nghĩa và nghĩa nó cũng là kinh. Vậy câu đầu có nghĩa là: Vinh, nhục thì lòng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì lòng rối loạn.

Câu đó là cổ ngữ, chứ không phải của Lão tử vì Lão tử chủ trương “vô dục” (Ngã vô dục nhi dân tự hóa); “hậu kỳ thân, ngoại kỳ thân”, thì đâu lại để cho vinh nhục, đắc thất làm cho rối loạn, đâu lại “coi trọng cái vạ lớn như bản thân mình”. Những câu sau mới là lời giải thích của Lão tử. Và Dư dịch như sau:

Người đời được vinh hay bị nhục thì lòng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn.

Tại sao vinh, nhục sinh ra rối loạn? Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng (mừng rỡ mà) rối loạn, mất thì lòng (rầu rĩ mà) rối loạn; cho nên bảo là vinh nhục sinh ra rối loạn.

Tại sao sợ vạ lớn mà sinh ra rối loạn? Chúng ta sở dĩ sợ vạ lớn là vì ta có cái thân. Nếu ta không có thân (quên mình có thân đi) thì còn sợ gì tai vạ nữa.

Cho nên người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ thì có thể giao thiên hạ cho người đó được. Người nào vui vẻ đem thân mình phục vụ thiên hạ thì có thể gởi thiên hạ cho người đó được.

Dư Bồi Lâm dịch như vậy nhưng cũng nhận rằng đó chỉ là thiển kiến của ông, không dám chắc là đúng.

Câu cuối chúng tôi thấy còn 4 bản dịch khác để độc giả lựa chọn.

- Kẻ nào biết quí thân vì thiên hạ thì giao phó thiên hạ cho được. Kẻ nào biết thương thân vì thiên hạ thì gởi gắm thiên hạ cho được.

- Kẻ nào quí thân mình vì thiên hạ thì có thể sống trong thiên hạ được. Kẻ nào yêu thân mình vì thiên hạ thì có thể kí thác mình cho thiên hạ được.

- Kẻ nào coi trọng thiên hạ như bản thân mình thì có thể giao phó thiên hạ cho được. Kẻ nào yêu thiên hạ như yêu bản thân mình thì có thể giao cho việc trị thiên hạ được.

- Kẻ nào quí thân mình hơn cả thiên hạ thì có thể giao cho việc trị thiên hạ được. Kẻ nào yêu thân mình hơn cả thiên hạ thì có thể giao cho việc trị thiên hạ được.

Trong cuộc sống, ai cũng muốn cầu được Vinh và tránh bị Nhục. Nhưng mấy ai ở đời hiểu được cái lẽ nhân quả của Nhục Vinh. Nếu hiểu thấu thì có thể “trị thiên hạ” được ru.

(theo: thaicucthieugia.com)

 Đạo LãoLão Tử Đạo Đức Kinh - Astrology.vn - About us

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 12 - KIỂM DỤC 老子 道德經

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 11 - VÔ DỤNG 老子 道德經

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 10 - NĂNG VI 老子 道德經

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 9 - VẬN DI 老子 道德經

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 8 - DỊ TÍNH 老子 道德經